Wednesday, March 30, 2016

BĐS nghỉ dưỡng 2016: Nhà đầu tư nên quan tâm những gì

Yếu tố văn hóa tạo tạo ra những đặc sản về con người và phong tục mang tính khác biệt mà không phải nơi nào cũng có. Nhiều nơi du lịch hút khách là bởi yếu tố này. Họ có thể đến một lần và bị cảm giác yêu kêu gọi quay trở lại nhiều lần nữa. Chẳng hạn ở Sapa được cho có biểu hiện rõ hơn về 3 yếu tố này. Ở Sapa khách du lịch đông đúc quanh năm, mùa xuân hè thì có muôn hoa kheo sắc còn mùa đông thì lại có tuyết rơi và cảm giác như ở trời Tây.

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, loại hình nhà đất nghỉ dưỡng đã trở thành dòng sản phẩm tài chính hút một lượng tiền khá lớn.
Bất động sản nghỉ dưỡng 2016: Những điều nhà đầu tư quan tâm

Tuy nhiên, trong lúc thị trường đang sôi động với rất nhiều lựa chọn thì nhà đầu tư mua bán nhà đất cần tỉnh táo xem xét và tính toán các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư mua nhà của mình. Chúng tôi xin giới thiệu những điều cần lưu ý về dòng sản phẩm này:
2 loại hình bất động sản nghỉ dưỡng
Mô hình bất động sản nghỉ dưỡng biển với khu vui chơi khép kín đang phát triển như vũ bão. Giới đầu tư mua bán nhà đất ước tính có khoảng 1.500 căn biệt biển đã xây dựng và đi vào hoạt động, chiếm tới 90% loại hình BĐS nghỉ dưỡng.
Trong khi đó, BĐS nghỉ dưỡng ở vùng núi thì vẫn còn hạn chế, dù phân khúc này cũng được đánh giá là tiềm năng. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn này là do Việt Nam có bờ biển dài, có nhiều bãi biển được bình chọn là đẹp nhất hành tinh.
Tuy vậy, xu hướng đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng đang dần có sự dịch chuyển thị phần, khi nhiều “ông lớn” địa ốc dắt tay nhau lên núi. Năm 2015, Vingroup triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao tại bản Tả Van, Sapa. Sau đó là Sungroup với dự án đầu tư 4.400 tỷ đồng xây dựng cáp treo Fansipan dài nhất thế giới. Và dự án Sapa Jade Hill của Trường Giang Sapa– tổ hợp khu biệt thự, liền kề, nhà phố và khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên tại Sapa đã hình thành và bước đầu đi vào hoạt động.
Điều này đang biến Sapa trở thành “điểm nóng” của BĐS nghỉ dưỡng núi, và là “mỏ vàng” đầy tiềm năng mà các ông lớn không thể bỏ lỡ cơ hội.

Nhiều đại gia BĐS đang dắt tay nhau lên núi làm bất động sản nghỉ dưỡng -ảnh Sapa Jade Hill
Nhiều đại gia BĐS đang dắt tay nhau lên núi làm bất động sản nghỉ dưỡng -ảnh Sapa Jade Hill
Tỷ suất sinh lời và dòng tài chính
Không giống như các loại hình bất động sản khác,nhà đầu tư cần xác định rõ ràng đây là một loại hình sản phẩm để đầu tư dài hạn. Do vậy, Tỷ suất sinh lời và dòng tài chính là 2 yếu tố được đặt lên hàng đầu khi cân nhắc.
Đối với dòng tài chính, nhà đầu tư cần quan tâm tới tổng vốn đầu tư ban đầu, tiến độ thanh toán, chính sách vay của ngân hàng, thời gian có thể hoàn vốn liên quan tới tỷ suất sinh lợi từ việc khai thác sử dụng khi bất động sản đi vào hoạt động.
Theo ông Nguyễn Xuân Triển – Giám đốc công ty bất động sản An Cư (đơn vị đang phân phối các dự án bất động sản nghỉ dưỡng) “Hầu hết các chủ đầu tư khi chào mời sản phẩm đều đã chuẩn bị sẵn sàng bảng phân tích tài chính và dòng tiền, các nhà đầu tư có thể dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các quyết định phù hợp”.
Đối với tỷ suất sinh lợi, ngoài các yếu tố như cam kết lợi nhuận tối thiểu trong 1 khoảng thời gian nhất định, các nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới tỷ lệ phân chia lợi nhuận và tiềm năng khai thác lâu dài. Hiện nay, tỷ lệ phân chia lợi nhuận của các dự án không giống nhau. Ví dụ như theo rao vặt nhà đất thì các dự án Biệt thự Vinpearl có tỷ lệ phân chia lợi nhuận được công bố là 85-15(%), trong khi dự án Sapa Jade Hill là 70-30(%). Điều đáng nói ở đây là nhà đầu tư có thể bị “con số” công bố này gây ảnh hưởng và đánh giá thấp tiềm năng đầu tư mua bán nhà. Các nhà đầu tư nên “đặt bút” để tính toán sơ bộ “con số” nhận về thay vì chỉ nhìn vào tỷ lệ %.
Đơn vị quản lý
Do BĐS nghỉ dưỡng là sản phẩm đầu tư dài hạn nên đơn vị quản lý đóng vai trò quan trọng, tác động tới tỷ suất sinh lời của sản phẩm. Họ là nhà điều phối hoạt động khai thác nên các yếu tố như công suất phòng, dòng tiền thu về ổn định không? Bảo trì bảo dưỡng căn nhà…nên họ là yếu tố giúp gia tăng giá trị cho BĐS trong tương lai.
Do vậy, khi đầu tư cần lưu ý tới đơn vị quản lý dự án đó là ai, có chuyên nghiệp và uy tín không.
Đặc điểm của BĐS nghỉ dưỡng
Khả năng sinh lời và kì vọng tăng giá của sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng cũng phụ thuộc vào khả năng phát triển du lịch tại khu vực mà sản phẩm tọa lạc. Khả năng phát triển du lịch lớn lại chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố quan trọng: văn hóa, hạ tầng vui chơi giải trí và điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, hầu hết các dự án Bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay mới có được 2 yếu tố chính là Điều kiện thiên nhiên ưu đãi và cơ sở hạ tầng vui chơi giải trí tốt.
Yếu tố văn hóa tạo tạo ra những đặc sản về con người và phong tục mang tính khác biệt mà không phải nơi nào cũng có. Nhiều nơi du lịch hút khách là bởi yếu tố này. Họ có thể đến một lần và bị cảm giác yêu kêu gọi quay trở lại nhiều lần nữa. Chẳng hạn ở Sapa được cho có biểu hiện rõ hơn về 3 yếu tố này. Ở Sapa khách du lịch đông đúc quanh năm, mùa xuân hè thì có muôn hoa kheo sắc còn mùa đông thì lại có tuyết rơi và cảm giác như ở trời Tây.
Theo nhiều chuyên gia, bất động sản nghỉ dưỡng thường đi sau bất động sản thông thường khoảng 1 năm, như vậy năm 2016 mang triển vọng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này. Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ có nhiều lựa chọn hơn nữa để dành tặng cho tương lai.
Bình An
Theo Trí thức trẻ

Labels:

Gói 30.000 tỷ được gia hạn: Mua nhà giá rẻ càng tăm tối?

Theo Bộ Xây dựng, sau 3 năm triển khai, đến nay tổng số tiền đã ký hợp đồng cam kết đạt 29.500 tỷ đồng, đã giải ngân trên 20.3000 tỷ đồng. Với tiến độ giải ngân như các tháng gần đây, dự kiến đến 1/6 sẽ giải ngân được khoảng 85% và cuối năm 2016 sẽ giải ngân hết gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

Theo rao vặt nhà đất,22/3 Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo đã gửi trình Chính phủ xem xét tiếp tục giải ngân với lãi suất ưu đãi đến hết 30.000 tỉ đồng. Nếu gói 30.000 tỷ được gia hạn nhưng việc mua nhà giá rẻ là không dễ dàng thì nguồn tiền cũng đã cạn còn nguồn cung nhà thì càng hiếm. Thông tin về việc kết thúc gói tín dụng này từ 1/6 tới đây đã khiến nhiều người vay mua nhà lo lắng, bởi sau thời điểm đó, lãi suất ưu đãi sẽ không còn, không ít trường hợp rơi vào tình trạng khó khăn. Điều này không chỉ không người dân mà cả chủ đầu tư mua bán nhà đất phân khúc nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp vô cùng hoang mang lo lắng.
GS Đặng Hùng Võ đánh giá, thực chất gói 30.000 tỷ thực hiện khá chậm trong năm đầu tiên. Lý do không phải vì những người thu nhập thấp mà vì ngân hàng thương mại chưa quen cho người nghèo vay tiền. Sau đó 1,5 năm, Thông tư 11 được sửa đổi, nới rộng đối tượng vay tiền.
Như vậy một nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi từ gói 30.000 tỷ bắt đầu từ cuối năm 2014 chứ không phải hưởng toàn bộ 3 năm. Không phải ai cũng có thời hạn 3 năm để hưởng được ưu đãi này vì thế nên để cho nhóm này có một thời gian dài hơn, ít nhất là 1 năm để họ có thể thụ hưởng chính sách tốt đẹp đó.
Việc dừng giải ngân cho vay gói 30.000 tỷ sẽ là áp lực rất lớn đối với người thu nhập thấp bởi họ không thể trả lãi cao hơn so với tính toán lúc đầu của họ. Vì thế việc kết thúc vào ngày 1/6/2016 tới đây cũng cần được tính toán kỹ lưỡng hơn.“Điều quan trọng là chúng ta kết thúc gói 30.000 tỷ như thế nào cho nó đẹp”, ông Võ nói.
Theo Bộ Xây dựng, sau 3 năm triển khai, đến nay tổng số tiền đã ký hợp đồng cam kết đạt 29.500 tỷ đồng, đã giải ngân trên 20.3000 tỷ đồng. Với tiến độ giải ngân như các tháng gần đây, dự kiến đến 1/6 sẽ giải ngân được khoảng 85% và cuối năm 2016 sẽ giải ngân hết gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.
Thiếu nguồn cung
Thực tế cho thấy, căn nguyên làm chậm tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng không chỉ nằm ở nguồn vốn, mà còn do thiếu nguồn cung về nhà đất ở xã hội. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã từng chia sẻ rằng, muốn đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng thì phải có nguồn cung nhà xã hội hoặc nhà ở thương mại có giá dưới 15 triệu đồng/m2, diện tích dưới 70 m2/căn hộ.
Khảo sát sơ bộ hiện nay, phân khúc nhà dưới 1 tỷ đồng không có nhiều. Các căn hộ loại này đều được người mua quan tâm từ khi chưa mở bán nhà. Tại dự án Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội), hiện gần 1.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 1 và 1.063 giai đoạn 2 đã “có chủ” và bàn giao nhà cho khách hàng.
Dự án Ecohome 1 (Từ Liêm, Hà Nội) của Công ty CP đầu tư và thương mại Thủ đô, dự án ở 30 Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy), 143 Trần Phú (Hà Đông), khu đô thị Tây Nam Linh Đàm… cũng đã hết hàng.
Người mua nhà quan tâm tới gói tín dụng ưu đãi
Người mua nhà quan tâm tới gói tín dụng ưu đãi
Trong bối cảnh gói 30.000 tỷ đang được xem xét gia hạn thì một số dự án nhà ở xã hội tiếp tục thu hút những người có nhu cầu nhà ở. Đơn cử như dự án nhà ở xã hội The Vesta đã nhận được hơn 800 hồ sơ đăng ký mua chỉ sau 10 ngày mở bán. Dự kiến, quý II/2017 bàn giao nhà.
Sở dĩ các dự án này thời gian gần đây khá “đắt” khách bởi lẽ các dự án đều nằm trong khu đô thị hoàn chỉnh, có đầy đủ các tiện ích như trường học, siêu thị, nhà hàng, bể bơi, khu vui chơi giải trí,…và đặc biệt là chủ đầu tư đưa ra mức giá cạnh tranh hơn hẳn nhà ở thương mại giá rẻ.
Tại dự án nhà ở xã hội Sài Đồng có 3 công viên cây xanh, có hồ điều hòa nằm trong công viên cây xanh. Trong khu đô thị có 1 trường mầm non và 2 trường tiểu học. Hay như dự án The Vesta, chủ đầu tư mua bán nhà đất công bố hơn 50 tiện ích hiện đại, cùng gói vay ưu đãi của Ngân hàng Vietinbank, tối đa 80% giá trị căn hộ trong vòng 15 năm với lãi suất chỉ 5%/năm.
Với giá chỉ từ 690 triệu/căn (đã bao gồm thuế VAT và hoàn thiện nội thất cơ bản), dự án gồm 8 tòa chung cư với tổng số 1902 căn hộ có diện tích dao động từ 48m2 - 69m2. Trong mở bán, chủ đầu tư đã nhận thêm được gần 800 hồ sơ đăng ký mua NOXH.
Theo đánh giá của Bộ Xây dưng, hiện nguồn cung nhà xã hội, nhà giá thấp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chọn mua nhà đất cũng như cho thuê nhà đất còn rất lớn của người dân, việc triển khai các dự án còn chậm. Thực tế cho thấy các dự án nhà ở xã hội đều làm đến đâu hết hết đó.
Báo cáo của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS cho thấy, sau thị trường có lượng giao dịch tăng mạnh, các doanh nghiệp lại chuyển hướng tập trung đầu tư phát triển các dự án căn hộ cao cấp, chưa chú trọng tới đầu tư dự án phân khúc căn hộ diện tích trung bình và nhỏ, giá thấp.
Trong khi thị trường vẫn đang cần rất nhiều căn hộ loại này giá bán trên dưới 1 tỷ đồng và thiếu nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu thực của người dân thu nhập thấp.
Theo D.Anh
Vietnamnet.

Labels:

Khách hàng điêu đứng trước thực tế của chung cư "cao cấp"


Cư dân Hồ Gươm Plaza luôn tỏ ra bức xúc với rất nhiều vấn đề của khu chung cư này. Nhiều lần họ gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng phản ánh về nhiều vấn đề bức xúc. Cuối năm ngoái, chung cư này cũng đã xảy ra vụ hỏa họa ở căn hộ 1805 giữa nửa đêm, theo báo chí phản ánh thì chuông báo cháy của tòa nhà không hoạt động.

Bỏ tiền tỷ ra mua nhà mà chủ dự án tự gắn cái mác “cao cấp”, nhiều cư dân chỉ nhận được nhà chất lượng trung bình, đồng thời “gánh” thêm bực tức vào người. Chung cư gắn mác “cao cấp”, khách hàng lãnh đủ



Thị trường nhà đất phát triển rầm rộ, các dự án mọc lên như nấm sau mưa. Đặc biệt là loại hình nhà ở chung cư cao cấp được các chủ đầu tư dự án đua nhau xây dựng đáp ứng nhu cầu mua nhà ở hay cho thuê nhà đất ngày càng cao của người dân thủ đô.
Tuy vậy, bên cạnh những dự án đáp ứng được nhu cầu đó, còn không ít chủ đầu tư xây dựng, mua bán nhà đất đã tự phong cho dự án của mình là “cao cấp”, quảng bá trên các phương tiện truyền thông là những khu nhà ở tiện nghi, hiện đại, chất lượng cao cấp…để lôi kéo khách hàng khi mà dự án chưa thành hình.
Dự án Hồ Gươm Plaza do Công ty May Hồ Gươm làm chủ đầu tư là một điển hình. Được chủ đầu tư quảng bá là một công trình hàng đầu tại khu vực Hà Đông, cao 29 tầng, nằm ở vị trí đẹp, ngay trên mặt đường Trần Phú. Khi mở bán chủ đầu tư giới thiệu với người mua nhà là khu chung cư cao cấp tiện nghi, với hơn 23.000m2 trung tâm thương mại, 36.000m2 mặt bằng văn phòng, 460 căn hộ tiêu chuẩn và 8 căn penthouse.
Bà Ninh Thị Ty, chủ tịch Công ty May Hồ Gươm khi đó còn cho rằng với tích cách tỉ mỉ của nghề may mặc, bà cho rằng các căn hộ cao cấp được quan tâm chu đáo, thiết kế tỉ mỉ như những “đường kim mũi chỉ”.
Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, cư dân chuyển về sinh sống thì họ đã có nhiều lần bức xúc với chủ đầu tư về chất lượng công trình không xứng với từ “cao cấp”. Ngay từ khi bàn giao chung cư này đã bộc lộ nhiều vấn đề từ chất lượng xây dựng tòa nhà, dịch vụ quản lý, hạ tầng và tiện ích…
Cư dân Hồ Gươm Plaza luôn tỏ ra bức xúc với rất nhiều vấn đề của khu chung cư này. Nhiều lần họ gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng phản ánh về nhiều vấn đề bức xúc. Cuối năm ngoái, chung cư này cũng đã xảy ra vụ hỏa họa ở căn hộ 1805 giữa nửa đêm, theo báo chí phản ánh thì chuông báo cháy của tòa nhà không hoạt động.
Cơ quan chức năng cũng đã thanh tra dự án và thấy có nhiều sai phạm lớn của Dự án như thi công thêm căn hộ, chia nhỏ căn hộ.
Theo phản ánh của cư dân, Chung cư Hồ Gươm Plaza mang mác “cao cấp” nhưng lại có rất nhiều hạng mục còn nhếch nhác như thang máy chưa hoàn thiện hết sau 1 năm bàn giao, bãi đỗ xe, sân chơi trẻ em thì nhem nhuốc, siêu thị Big C trong tòa có ống xả khói thải ngay ra sân chơi của trẻ em, được quảng cáo có hồ bơi nhưng đến nay bặt vô âm tín, hệ thống cấp ga luôn trong tình trạng trục trặc...
Không chỉ có Hồ Gươm Plaza mà còn rất nhiều những tòa nhà chung cư cao cấp khác, cư dân cũng đang bức xúc với chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng của công trình. Trong đó, Keangnam Landmark Tower được xem như điển hình của chung cư cao cấp nhưng cũng gặp phải nhiều hạng mục “cao cấp rởm” như nước tràn và thang máy phải ngừng để chờ sửa chữa do ngập nước vì trời mua lớn.
Những khu chung cư được xem là cao cấp bậc nhất thủ đô hồi 2005-2007 cũng đã từng gặp những điều tượng tự như The Manor mất nước nhiều ngày, Golden Westlake (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) người dân phản ánh trục trặc hệ thống nước nóng lạnh.
Dù phải bỏ ra cả vài tỷ đồng để mua một căn hộ cao cấp, đóng phí dịch vụ lên tới 10.000 đồng/m2/tháng nhưng gần đây ở chung cư Mulberry Lane (Hà Đông), nhiều cư dân cũng phải ánh có một số hạng mục chưa xứng với cao cấp, hệ thống tháng máy khi mới về ở liên tục hư hỏng, hệ thống báo cháy tòa E báo lỗi (báo cháy giả), có cư dân còn bức xúc về dịch vụ được cho là không tương xứng với chất lượng cao cấp…
Thực tế, hiện nay chưa có bất cứ quy định và quy chuẩn nào rõ ràng về chung cư cao cấp, mà đa phần là chủ đầu tư tự “gắn mác” cho mình. Những nhà phát triển dự án có tiềm lực, uy tín, danh tiếng thì luôn tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện nhu cầu mua nhà ở hay mua đầu tư bán nhà lại ngày càng cao cấp của cư dân, công trình được đầu tư bài bản và chất lượng. Ngược lại, nhiều dự án chung cư cao cấp chỉ là “treo đầu dê bán thịt chó” khiến người dân trở nên hoài nghi làm quyết định chọn mua nhà đất trở nên khó khăn hơn.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu, đối với khách hàng đi mua nhà thì uy tín của chủ đầu tư là yếu tố quan trọng nhất. Ông Châu cho rằng, khách hàng cần đi xem những dự án chủ đầu tư đã làm và nghe khách hàng cũ nói về chủ đầu tư này. Chắc chắn rằng, nếu chủ đầu tư uy tín thì họ sẽ không bán rẻ thương hiệu bằng cách quảng cáo dự án bình dân thành cao cấp.
Hiện Bộ Xây dựng đang dự thảo thông tư về phân hạng chung cư, được cho là đưa ra các tiêu chí rõ ràng hơn để xếp hạng chung cư theo A, B và C dựa vào thang điểm mà chung cư đó đạt được. Đây cũng sẽ dấu hiệu tích cực để người dân có cơ sở lựa chọn những dự án “đáng đồng tiền bát ngạo”.
Nhật Minh
Theo Trí thức trẻ

Labels:

Nhà đất TPHCM: 31 dự án chính thức được bán nhà giấy tờ

Được biết, Nghị định 76/NĐ-CP có một quy định quan trọng là trước khi mở bán dự án BĐS, chủ đầu tư phải có thông báo đến Sở Xây dựng của địa phương nơi đặt dự án và Sở Xây dựng kiểm tra, thẩm định và công nhận dự án đủ điều kiện bán nhà đất, doanh nghiệp mới được phép bán.

Sở Xây dựng TP HCM vừa công bố danh sách dự án mua bán nhà đất đủ điều kiện được bán nhà, cho thuê nhà đất ,mua nhà hình thành trong tương lai từ 1/7/2015 đến 28/3/2016.
TPHCM công bố danh sách chính thức 31 dự án được "bán nhà trên giấy"




Theo quy định mới của Luật nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS được sửa đổi trước khi chủ đầu tư thực hiện giao dịch dự án phải có thông báo gửi đến Sở Xây dựng và được Sở Xây dựng cấp giấy xác nhận đủ điều kiện huy động vốn thì mới được phép thực hiện giao dịch.
Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, từ khi Luật nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS 2014 có hiệu lực đến nay, Sở Xây dựng cũng đã tiếp nhận một số hồ sơ của các chủ đầu tư đề nghị xem xét điều kiện huy động vốn nhưng chỉ mới cấp giấy xác nhận đủ điều kiện cho 31 dự án.
Theo đó, cập nhật từ trang rao vặt nhà đất có 31 dự án được Sở Xây dựng TP HCM xác nhận đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhà hình thành trong tương lai từ 1/7/2015 đến 28/3/2016, bao gồm:
1. Dự án E. Home 3 Block A9, phường An Lạc, quận Bình Tân, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long; 200 căn hộ nhà ở huy động vốn.
2. Chung cư Đặng Thành - phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú do công ty TNHH TM ĐT Thuận Thiên đầu tư với 218 căn hộ nhà ở huy động vốn.
3. Dự án khu nhà ở tại phường Phú Hữu, quận 9 của công ty TNHH ĐT KD BĐS Liên Lập với 374 nhà phố huy động vốn, 170 biệt thự huy động vốn.
4. E. Home 3 Block A10-A11, phường An Lạc, quận Bình Tân do Công ty CP Đầu tư Nam Long đầu tư, có 358 căn hộ nhà ở huy động vốn; 358 căn hộ nhà ở huy động vốn.
5. Khu chung cư thuộc khu nha ở phường Phước Long B, quận 9 do Công ty TNHH XD-KD nhà Gia Hòa làm chủ đầu tư với 518 căn hộ nhà ở huy động vốn.
6. Chung cư G&H lô BS, Bt thuộc khu 13B đường Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh (Công ty CP XD ĐT và Phát triển Lĩnh Phong Conic; 361 căn hộ nhà ở huy động vốn).
7. Khu nhà ở Công ty Song Lập quận 9 (Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh BĐS Song Lập; 442 nhà phố).
8. Khu nhà ở phường Phú Hữu, quận 9 (Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh BĐS Không Gian Xanh; 50 nhà phố).
9. Dự án đầu tư khu nhà ở liên kế phường 13, quận 8 (Công ty CP Đầu tư và Địa ốc Sài Gòn Chợ Lớn; 11 nhà phố).
10. Dự án xây dựng khu phức hợp Tân Cảng Sài Gòn, P22, Bình Thạnh (Công ty CP Đầu tư XD Tân Liên Phát; 93 biệt thự).
11. Dự án Khu dân cư S10-2 - phường Tân Phú, quận 7 (Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng; 277 căn hộ).
12. Dự án Chung cư Khuông Việt tại số 341/13A đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú (Công ty CP Địa ốc Tân Bình; 233 căn hộ).
13. Dự án chung cư nhà ở XH Lô M (tháp nam) thuộc dự án Khu dân cư phía bắc Rạch Bà Bướm, phường Phú Thuận, quận 7 (Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín; 648 căn hộ).
14.1. Block D Chung cư cao tầng và thương mại dịch vụ văn phòng lô H1-05 dự án Khu dân cư Cát Lái, phường Cát Lái, quận 2 (Công ty TNHH Đầu tư Vĩnh Phú; 176 căn hộ).
14.2. Block C Chung cư cao tầng và thương mại dịch vụ văn phòng lô H1-05 dự án Khu dân cư Cát Lái, phường Cát Lái, quận 2 (Công ty TNHH Đầu tư Vĩnh Phú; 192 căn hộ).
15. Dự án Cao ốc SGCC - Bình Quới 2 tại số 636A, đường Bình Quới, phường 25, quận Bình Thạnh (Tổng Cty XD Sài Gòn - TNHH một thành viên; 135 căn hộ).
16. Dự án Cao ốc thương mại căn hộ tại số 56 đường Bến Vân Đồn và 20/57 đường Nguyễn Trường Tộ, phường 12, Q4 (Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova; 312 căn hộ).
17. Dự án Cao ốc thương mại Dịch vụ kết hợp căn hộ ở tại số 09 đường Nguyễn Khoái, phường 01, Q4 (Công ty CP Địa ốc Nova; 464 căn hộ).
18. Chung cư B2.1, B2.2, B2.3 thuộc dự án Khu phức hợp Tân Cảng Sài Gòn, phường 22, quận Bình Thạnh do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát; 1706 căn hộ.
19. Dự án Khu nhà ở phường Phú Hữu, Quận 9 cùa Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh BĐS Không Gian Xanh; 65 nhà phố.
20. Dự án Chung cư cao tầng tại số 31A-31B-31C- 31/1 đường Nguyên Hồng, Phường 1, Q. Gò Vấp do Công ty CP Địa ốc Sacom đầu tư với 65 căn hộ.
21. Dự án khu cao cấp văn phòng và căn hộ chung cư tại số 10 Đỗ Quang, Phường 2, quận Tân Bình (Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh; 495 căn hộ).
22. Chung cư khối C dự án Khu chung cư thuộc khu nhà ở phường Phước Long B, Q9 (Cty TNHH XD-KD nhà Gia Hòa, 515 căn hộ).
23. Khối A thuộc Khu liên hợp cao ốc trung tâm thương mại-văn phòng và căn hộ tại phường Thảo Điền, Quận 2 (Công ty Cổ phần bất động sản Sơn Kim; 233 căn hộ).
24. Dự án Khu nhà ở phường Phước Long B, Quận 9 (Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh BĐS Thuận Thành; 15 nhà phố).
25. Dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ - căn hộ tại số 50 Phan Văn Khỏa, Phường 2, Q6 (Công ty TNHH Lucky Nova Palace; 356 căn hộ).
26. Khối B thuộc Khu liên hợp cao ốc trung tâm thương mại-văn phòng và căn hộ tại phường Thảo Điền, Quận 2 (Công ty Cổ phần bất động sản Sơn Kim; 206 căn hộ).
27. Dự án Khu nhà ở phường Phú Hữu, Quận 9 (Công ty TNHH Tư vấn Quốc Tế; 43 biệt thự).
28. Chung cư CT5 thuộc dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại - dịch vụ Thảo Điền, phường Thảo Điền, Q2 (Công ty TNHH Metropolis; 957 căn hộ).
29. Chung cư B5.1-3, B5.1-5 thuộc dự án Vinhome Central Park, phường 22, quận Bình Thạnh (Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát; 838 căn hộ).
30. Dự án Khu dân cư lô MD4-4 (thuộc một phần lô MD4) - giai đoạn 1 - Block A - Khu A, Đô thị mới Nam thành phố, phường Tân Phú, Quận 7 (Cty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng; 118 căn hộ).
31. Dự án Khu dân cư S10-2 (Giai đoạn 2 - Khối C và D), Khu A, Đô thị mới Nam thành phố, phường Tân Phú, Q7 (Cty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng; 277 căn hộ).
Được biết, Nghị định 76/NĐ-CP có một quy định quan trọng là trước khi mở bán dự án BĐS, chủ đầu tư phải có thông báo đến Sở Xây dựng của địa phương nơi đặt dự án và Sở Xây dựng kiểm tra, thẩm định và công nhận dự án đủ điều kiện bán, doanh nghiệp mới được phép bán.
Trong đó, một điều kiện mới, áp dụng cho dự án nhà đất hình thành trong tương lai là dự án phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng trước khi mở bán.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ

Labels:

Ham mua nhà giá rẻ và cái kết không thể đắng lòng hơn


Chuyển về nhà mới ở đây một thời gian tôi thấy mọi thứ rất ổn. Chợ ngay gần nhà, trường học của con cũng rất tiện. Hàng xóm rất tốt. Tôi rất yên tâm và hài lòng.

Hơn 2 năm trước đây, khi đang có nhu cầu mua nhà tôi đã tìm nhiều thông tin trên trang rao vặt nhà đất và đã được bàn bè giới thiệu một căn nhà tập thể tại Hà Đông, Hà Nội. Khu nhà tập thể này chỉ có 2 tầng, dãy nhà có 2 mặt thoáng trước và sau. Căn nhà tôi được giới thiệu lại nằm ở ngay góc đầu với 2 mặt tiền.
Cái giá tôi phải trả khi ham nhà giá rẻ
 Nếu có nhu cầu mua bán nhà đất hay cần tư vấn nhà đất thêm vui lòng vào đây

Ngoài 34 m2 diện tích sổ đỏ của căn nhà, căn nhà đất còn có phần sân phía trước diện tích 40m2 không sổ đỏ. Diện tích này trước kia là sân chơi cho khu tập thể, tuy nhiên trong quá trình sử dụng sân chơi này đã được các hộ sống ở đây chia nhau và lâu ngày trở thành diện tích riêng của mỗi hộ. Cụ thể, phần sân phía trước khu tập thể được các hộ sống ở tầng 1 chia nhau, phần sân phía sau khu tập thể thuộc quyền sử dụng của các hộ trên tầng 2.
Thấy diện tích rộng mà giá chỉ 1,2 tỷ đồng, đường chính rộng 3m, đường bên hông rộng 2m. Hơn nữa, người bán nhà còn khẳng định như đinh đóng cột với vợ chồng tôi rằng nhà ở phía trên là công nhân viên chức công tác trong ngành công an, 2 đứa con cũng đã lớn họ cũng rất muốn cùng rủ nhau đập đi chia đôi phần diện tích đất chung có sổ đỏ.
Sau khi chia phần diện tích chung cộng với diện tích đất lưu không thì mỗi hộ sẽ có khoảng hơn 70m2 để xây một căn nhà riêng. Chủ nhà cũng cho biết, khu này toàn là cán bộ công nhân viên chức và rất nhiều nhà đã cùng thỏa thuận để xây dựng lại như thế rồi.
Theo tính toán của vợ chồng tôi lúc ấy, giá căn nhà khá rẻ, diện tích lại rộng, người dân ở đây cũng toàn công chức nhà nước nên mức sống cũng được, an ninh tốt. Nếu sau này có tiền mua ô tô, xây được nhà cao tầng thì có thể để xe ngay tầng 1 được vì diện tích mặt đường khá rộng.
Chuyển về nhà mới ở đây một thời gian tôi thấy mọi thứ rất ổn. Chợ ngay gần nhà, trường học của con cũng rất tiện. Hàng xóm rất tốt. Tôi rất yên tâm và hài lòng.
Tuy nhiên mọi rắc rối đến với tôi khi cách đây 2 năm khi vợ chồng tôi quyết định cải tạo lại nhà. Nhà tôi ở tầng 1 rất tối, vì nhà tập thể ngày xưa nên rất ẩm thấp. Hai vợ chồng tôi bàn nhau cùng lên thương lượng với nhà bên trên chọn thời điểm nào đó để đập xây nhà lại. Tuy nhiên, họ nói rằng giờ họ chưa có điều kiện và sau này họ cũng về quê nên không có ý định làm nữa.
Không được phương án trên vợ chồng tôi quyết định lấy mảnh sân rộng hơn 40m2 để xây một căn nhà 4 tầng. Từ khi quyết định xây nhà không biết bao nhiêu việc đến với gia đình tôi vì xây nhà trên phần đất không sổ đỏ, xây nhà không phép nên bị thanh tra xây dựng vào cuộc...bị phạt và dừng thi công. Không những thế hộ trên tầng 2 cũng không đồng ý cho chúng tôi xây vì họ sợ nhà mới xây lên sẽ bịt mất phần cửa sổ nhà họ, chắn mất tầm nhìn nên cũng gửi đơn ra chính quyền.
Với nhà bên trên vợ chồng tôi cũng đã thương lượng nhiều lần nhưng mọi công sức đổ xuống sông xuống biển. Quá mệt mỏi với cảnh dở dang này, cuối cùng tôi đành phải chấp nhận chỉ dừng lại 1 tầng và không thể xây lên được nữa.
Vậy là mọi tính toán, nhiều dự định tốt đẹp của vợ chồng chúng tôi đã hoàn toàn đổ vỡ. Giờ đây Tôi vô cùng hối hận vì đã không tìm hiểu kỹ, không lường trước được những tình huống dở khóc dở cười như thế này. Nếu có cơ hội mua nhà một lần nữa thì nhất định tôi sẽ không chọn mua nhà đất có khả năng gặp rắc rối về pháp lý như căn hộ này.
Xuân Thắng
Theo Trí thức trẻ

Labels: